Mô tả
Tranh Trê Cóc kiên nhau dân gian Đông Hồ còn có ý nghĩa về luân lý. Phô bày lắm nét hủ bại và nực cười ở xã hội….Cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của dòng tranh này nhé
I – Đôi nét về tranh chê cóc kiện nhau dân gian Đông Hồ treo tường đẹp
Tranh chê cóc kiện nhau dân gian Đông Hồ treo tường đẹp lấy cảm hứng từ những câu chuyện đời thực trong xã hội. Cụ thể như sau
Vợ chồng Cóc vốn ở gần bờ ao. Đến khi đẻ, vợ Cóc xuống ao sinh ra một đàn nòng nọc. Trê ở dưới ao thấy nòng nọc giống mình, bèn bắt cả đàn về nuôi. Khi Cóc trở lại, thấy Trê chiếm đoạt con mình, mới đem việc đến kiện ở cửa quan. Quan truyền giam Trê lại.

Tranh chê cóc kiện nhau dân gian Đông Hồ treo tường đẹp
Vợ Trê ở nhà đến nhờ Triều Đẩu gỡ tội cho chồng. Triều Đẩu giới thiệu vợ Trê đến tìm Lý Ngạnh, một thủ hạ am tường việc quan. Lý Ngạnh lo lót lễ vật vào cáo quan để khiếu nại cho Trê. Quan cho sai nha đến tận nơi tra án. Trông thấy đàn nòng nọc, nha lại cho là con của Trê bèn về trình với quan. Quan liền ra lệnh thả Trê và bắt giam Cóc lại. Đến lượt vợ Cóc phải chạy lo cho chồng.
Ếch giới thiệu cho vợ Cóc một thầy kiện trứ danh là Nhái Bén. Nhái Bén khuyên vợ Cóc cứ đợi đàn nòng nọc đứt đuôi tự nhiên sẽ về với mình, không cần phải kiện cáo gì cả. Quả nhiên ít lâu sau, khi ra bờ ao thì đàn cóc con theo mẹ về. Vợ Cóc cùng đàn con đến kêu oan. Trước chứng cứ rõ ràng, Trê phải thú tội và bị kết án “lưu tam thiên lý” (đầy xa ba ngàn dặm). Hai vợ chồng Cóc được kiện trở về, một nhà vui sướng vum vầy.
Ngoài tính cách phúng thích về thời sự, tranh Trê Cóc còn có ý nghĩa về luân lý. Phô bày lắm nét hủ bại và nực cười ở xã hội, chung quanh những vụ kiện tụng trước cửa quan…Người ta thấy trở đi trở lại những chữ “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phí tổn”. Chung quy thì chỉ người dân “vô phúc đáo tụng dình” là phải chịu thiệt hại, thua cũng thiệt mà được cũng thiệt.

Tranh treo phòng khách chê cóc kiện nhau dân gian Đông Hồ
Ngoài ra, còn có giá trị nghệ thuật. Trước hết là trong việc chọn những con vật: Cóc sù sì, thô kệch giống như là những người dân chất phác hiền lành. Trê nhẵn nhụi, trơ tru hay chui luồn, có thể tiêu biểu cho những người có nết láu lĩnh, hay làm việc mờ ám…Bên cạnh đó, tác giả lại khéo cho những nhân vật ấy nói ra những lời của “người”…
Tóm lại, từ cách chọn nhân vật, xây dựng tâm lý, dàn cảnh, kể việc, đối thoại; tác giả đã có nhiều khéo léo. Đem những con vật để đóng vai người, đem tính nết ngôn ngữ của người để hoạt hóa những con vật; tác giả đã gây được một tấn tuồng đời vừa vui, vừa thật, vừa linh hoạt và trào lộng mà lại có ý nghĩa châm biếm sâu xa.
II- Thông tin cơ bản tranh tứ quý bình dân gian Đông Hồ treo tường bộ 4 tấm
♣ Mã tranh:Tranh chê cóc kiện nhau
♣ Kích thước cơ bản: 65x50cm . Kích thước có thể thay đổi theo yêu cầu.
♣ Chất liệu :
+ ) Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.

Làng tranh dân gian Đông hồ tại xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh
+ ) Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.

Bạn có thể thấy làng tranh dân gian Đông Hồ vẫn giữ được nhiều nét cổ xưa

Một góc làng tranh dân gian Đông Hồ ở Thuận Thành Bắc Ninh
+ )Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.
+ )Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác

Tranh dân gian Đông hồ được treo tại làng Song Hồ
♣ Liên hệ 0916.225.866 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
♣ Xuất xứ: Siêu thị tranh đẹp AmiA – Công ty TNHH AmiA Việt Nam – nhập từ gốc làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bán tại Hà Nội và gửi hàng đi toàn quốc, nước ngoài

Hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ treo tại 1 góc của cửa hàng Amia

Tranh Đông Hồ tại Hà Nội chỉ bán tại cửa hàng Amia

Tranh dân gian Đông Hồ đẹp tại siêu thị tranh Amia

Không gian hiện đại nhưng vẫn lựa chọn tranh dân gian Đông Hồ

Những bức tranh dân gian Đông Hồ đẹp là lựa chọn hàng đầu của các gia đình Việt
===>>>> Nếu có nhu cầu xem thêm nhiều mẫu tranh truyền thống nữa. Mời bạn click xem thêm tại đây: Tranh Dân Gian Đông Hồ
III- Mua tranh treo tường tại Amia chỉ bằng 1 click
Sau khi chiêm ngưỡng xong những bức tranh chắc chắn bạn sẽ ưng ý một mẫu tranh đẹp. Nhưng do bạn ở xa hoặc chưa có thời gian đến cửa hàng. Bạn có thể mua hàng trực tiếp trên website Amia.com.vn vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Bạn vào trang Tranhtreotuongamia.com =>> Tiếp đó vào mục tìm kiếm gõ “mã tranh” hoặc “tên bức tranh”
- Bước 2: Chọn mẫu bạn thích và ưng ý muốn mua và bấm: “THÊM VÀO GIỎ”
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin liên hệ giao tranh, yêu cầu đặt tranh =>> Bấm “Đặt hàng” để hoàn thành bước mua tranh trực tiếp nhanh chóng trên website.
[Mọi chi tiết liên hệ + Bản đồ chỉ đường: Xem phần chân trang]
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.